Bài viết giới thiệu các thế của hòn non bộ mà chúng ta thường gặp, việc thiết kế hòn non bộ không chỉ những làm cho hòn non bộ đẹp mà nó còn phải hợp phong thủy, trước tiên là cấu trúc của hòn non bộ từ những thế núi sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa của phong thủy khác nhau. Hãy cùng Nghệ Thuật Cảnh Quan tìm hiểu những thế núi và ý nghĩa của nó nhé!
Một số thế thế núi của hòn non bộ
1. Ngọn độc phong
Như tên gọi của nó, chỉ có một ngọn núi đơn độc, không có núi phụ hay còn gọi là núi khách bên cạnh, cũng không có đồi, gò chung quanh chân núi tóm lại là độc mã đơn thân. Thế núi đơn độc, tất nhiên phải cao và hiểm trở. Ngọn độc phong như là trụ chống trời, người đầu đội trời chân đạp đấp đơn độc và ngạo nghễ, như kẻ anh hùng không hề biết kiêng sợ một ai v.v….
2. Ngọn song phong
Hai ngọn núi trong bồn hay bể cạn được gọi là thế song phong, chú ý rằng có một ngọn núi cao và một ngọn núi thấp và nằng ngang. Để phân biệt chúng ta có thể thấy rằng nếu hai ngọn núi đều cao vút lên trời thì gọi là song phong, còn nếu ngọn của núi cao hơn nghiêng về bên núi thấp thì nó mang tên khác là PHU THÊ hay PHỤ TỬ. Tức là người chồng ôm che chở người vợ hoạc cha bảo bọc con.
3. Ngọn đa phong
Thế núi có trên hai ngọn, như ba hoặc bốn ngọn,… các ngọn núi này có thể tiếp nối với nhau tạo thành một dãy núi. Những ngọn này cao thấp và lớn nhỏ khác nhau, tạo nên nhiều tầng, nhiều lớp cao thấp. Có một ngọn núi mẹ tức là núi chủ đặt ở vị trí nào cũng được, những ngọn núi còn lại tượng trưng cho núi con.
4. Ngọn kỳ nham.
Thế núi mà ngọn núi có dạng hình thù đặc biệt như một tàng cây, một hình thù của người hay vật, đây là kiểu núi kỳ lạ và đặc biệt rất được thích thú.Tuy nhiên khi đưa vào hòn non bộ không đẹp vì rất ít núi có hình dạng tự nhiên được như thế. Nếu trường hợp có những tảng đá có sẵng hình dạng ngộ nghĩnh như thế hoặc có người nghệ nhân khéo lép, chịu khó gọt, mài giũ cho nó tự nhiên từng nét tinh vi thì mới đẹp.
5. Ngọn cương lĩnh
Thế núi cương lĩnh những ngọn núi già, có độ thấp và bằng phẳng hơn núi trẻ, ngọn bằng, thường chung quanh có nhiều đồi trọc. Chúng ta có thể kiến tạo được nhiều sông suối, ao hồ, đường mòn khúc khửu quanh co tạo cảm giác uống lượng dễ chịu và đẹp mắt.
6. Ngọn lập chương
Thế núi khi nhìn xa tựa như bức bình phong vừa cao vừa rộng, vách núi dựng đứng, vác núi có thể trơn tuột nếu như gần sông biển bị nước bào mòn, cũng có thể dựng đứng chớn chở như gươm khi bị gió bào mòn.
7. Ngọn long thăng
Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên, thế núi này có dáng như rồng đang bay lên. Đây là thế núi hiểm trở, có dốc cao, dường nghiêng nhiều. Nó có ý nghĩa là sự vươn mình trỗi dậy, không chịu khuất phục, luôn muốn đứng dậu và không đầu hàng nghịch cảnh, thể hiện sự mạnh mẽ muốn vương lên lúc thất bại khó khăn.
8. Ngọn kỳ phong
Đây là thế núi dị lập, cao lớn và dị thường, tạo sự tò mò chú ý đến mọi người, thường đứng biệt lập ra một nơi, cách xa những núi nhỏ khác. Ngọn kỳ phong có nghĩa là ngọn cao vút tận mây, so với những ngọn núi gần đó thì chiều cao và chiều rộng cách xa một trời một vực nên núi này thường được đặt trong một góc vườn hay sân rộng để không gây cản lối đi và đúng vị thế.
Mọi thông tin chi tiết, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vẫn hỗ trợ nhé.
Hotline: 0942 802 755 (Võ Quý)
Zalo: 0942 02 755